MỤC LỤC
BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH CÔNG CHÚNG MỤC TIÊU
Để thực hiện một chiến dịch truyền thông hiệu quả, trước tiên phải xác định rõ đối tượng cần thông tin là ai? Công chúng có thể là khách hàng tiềm năng, khách hàng đã biết đến và sử dụng sản phẩm của thương hiệu. Công chúng mục tiêu sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến việc: truyền thông cái gì? khi nào? ở đâu? với ai?
BƯỚC 2: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU
Khi đã xác định được đối tượng công chúng mục tiêu và những đặc điểm của nhóm đối tượng đó, phải xác định mục tiêu phù hợp, đáp ứng được mong muốn của công chúng.
Mục đích truyền thông thường được phát triển theo chuỗi “nhận thức – cảm thụ – hành vi”, từ truyền thông thúc đẩy quá trình nhận thức của khách hàng về thương hiệu, cảm thụ được những giá trị thương hiệu mang lại và mang đến hành vi mua sắm của khách hàng.
Xác định mục tiêu truyền thông là một bước vô cùng quan trọng, bên cạnh việc đưa ra những thông tin đáp ứng nhu cầu công chúng, mà mục tiêu truyền thông giúp chiến lược thêm bền vững và có những bước đi đúng đắn. Quá trình làm truyền thông về sau, các bước đi đều dựa vào mục đích truyền thông để phát triển.
BƯỚC 3: LỰA CHỌN THÔNG ĐIỆP
Thông điệp cũng giống như linh hồn của một thương hiệu, đại diện cho tiếng nói của thương hiệu đó đến với công chúng. Theo mô hình AIDA, một thông điệp phải gây được sự chú ý (attention), tạo được sự quan tâm (interest), khơi dậy được mong muốn (desire) và thúc đẩy được hành động (action). Trên thực tế, ít có thông điệp nào đáp ứng trọn vẹn những yêu cầu trên, nhưng mô hình AIDA đưa ra được những tiêu chuẩn đáng mong muốn.
-
Xây dựng nội dung thông điệp
Nội dung thông điệp là những điều thương hiệu sẽ nói với công chúng, nêu lên những lợi ích, đặc điểm lý do vì sao công chúng cần quan tâm và sử dụng dịch vụ, sản phẩm hoặc chất lượng, giá trị, đặc trưng khác biệt của thương hiệu.
Nội dung thông điệp thương hiệu thường được xây dựng từ những nội dung khơi dậy tình cảm tích cực hay tiêu cực để đưa đến việc khách hàng mua sản phẩm. Đặc biệt, nhắc đến nguy cơ bệnh tật, những thói quen xấu cũng là một phương án xây dựng nội dung thông điệp có thể cân nhắc, ví dụ như: dầu đậu nành simply tốt cho tim mạch, nguy cơ béo phì,…
-
Hình thức thông điệp
Hình thức là cách biểu đạt thông điệp một cách cuốn hút, thu hút được sự chú ý, quan tâm và dễ thuyết phục người mua.
Tùy vào phương tiện truyền tải, hình thức thông điệp được chau chuốt theo những cách khác nhau: chữ viết, hình ảnh, màu sắc thu hút đối với các ấn phẩm truyền thông; giọng đọc hay, lôi cuốn với Radio; hình ảnh, gương mặt phù hợp với kênh truyền hình,…
BƯỚC 4: LỰA CHỌN PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG
Hiện nay, có hai loại phương tiện truyền thông phổ biến nhất là: Truyền thông trực tiếp và Truyền thông gián tiếp.

-
Truyền thông trực tiếp
Truyền thông trực tiếp là việc hai hay nhiều người sẽ nói chuyện trực tiếp với nhau. Có thể truyền thông qua việc mặt đối mặt trực tiếp, gọi điện thoại, email thư từ. Các kênh truyền thông trực tiếp tạo ra hiệu quả thông qua việc sẽ nhận được phản hồi và nắm bắt rõ hơn thông tin của khách hàng.
-
Truyền thông gián tiếp
Kênh truyền thông gián tiếp chuyển các thông điệp mà không cần sự tiếp xúc hay giao tiếp trực tiếp. Chúng bao gồm các phương tiện truyền thông đại chúng, ấn phẩm truyền thông và các sự kiện.
Các phương tiện truyền thông đại chúng như: Báo chí (báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử), phương tiện trưng bày (pano, bảng hiệu, áp phích). Hầu hết các thông điệp truyền tải qua các kênh gián tiếp để mất phí.
Dù có ít hiệu quả hơn truyền thông trực tiếp, nhưng các phương tiện truyền thông đại chúng có thể là công cụ chủ yếu kích thích truyền thông trực tiếp
BƯỚC 5: XÂY DỰNG NGÂN SÁCH VÀ QUYẾT ĐỊNH HỆ THỐNG CỔ ĐỘNG
Một trong những quyết định khó khăn nhất đặt ra cho doanh nghiệp là cần chi bao nhiêu cho cổ động. Mỗi ngành và mỗi doanh nghiệp chi cho cổ động những khoản tiền khác nhau, căn cứ vào khả năng của doanh nghiệp và độ phù hợp với ngành hàng đó.
Có thể xây dựng ngân sách cổ động bằng các phương pháp:
- Phương pháp căn cứ vào khả năng ngân sách dành cho cổ động
- Phương pháp tính tỷ lệ phần trăm cho doanh thu
- Phương pháp cân bằng cạnh tranh
- Phương pháp căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ
Sau khi xây dựng ngân sách, doanh nghiệp phải quyết định hệ thống cổ động thông qua các việc như: Xác định công cụ cổ động
BƯỚC 6: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỔ ĐỘNG
Sau khi thực hiện kế hoạch cổ động, người thực hiện phải đo lường hiệu quả của nó với mục tiêu ban đầu đưa ra. Việc này đòi hỏi phải khảo sát công chúng mục tiêu xem họ có nhận thấy hay ghi nhớ thông điệp đó không, họ đã nhìn thấy bao nhiêu lần, họ ghi nhớ được những điểm nào, họ cảm thấy thế nào về thông điệp đó. Bên cạnh đó, người thực hiện cũng cần thu thập những số đo hành vi phản ứng của công chúng đối với thương hiệu, ví dụ như đã có bao nhiêu người mua sản phẩm, có bao nhiêu người thích và nói chuyện về nó.
Trên đây là 6 bước để phát triển một chiến lược truyền thông hiệu quả. Hy vọng bạn đọc có thể áp dụng các bước trên và thay đổi theo thực tiễn của các doanh nghiệp để có thể thực hiện một chiến lược mang lại lợi ích và doanh thu lớn cho doanh nghiệp.
Chúng tôi rất vinh hạnh được phục vụ quý khách hàng!
Liên hệ:
YOUR BRAND | Chuyên gia thương hiệu
Hà Nội: 32 Võ Văn Dũng, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa
Hồ Chí Minh: 270 Cao Thắng, Phường 12, Quận 10
Nghệ An: Tầng 2 chung cư Sài Gòn Sky, P. Đội Cung, TP. Vinh
Hà Tĩnh: 288 Nguyễn Du, Phường Nguyễn Du, TP. Hà Tĩnh
Tổng đài tư vấn: 1900 2138
Di động: 0916 50 72 27
Email: info@yourbrand.vn
Website: www.yourbrand.vn