MỤC LỤC
Ở thời điểm mà thị trường luôn luôn thay đổi và cập nhật xu hướng như hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp có băn khoăn rằng liệu việc tái định vị thương hiệu có cần thiết không và có thể đạt được thành công hay không bởi việc này chưa bao giờ là dễ dàng. Từ những điểm chi tiết trong logo thương hiệu cũng như việc điều chỉnh thông tin trên hồ sơ cá nhân trên mạng xã hội tất cả phải được diễn ra một cách cẩn thận và chính xác.
TÁI ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU
Tái định vị thương hiệu được hiểu là một quá trình thay đổi hình ảnh của doanh nghiệp trong nhận thức của người tiêu dùng. Nó có thể là chiến lược thị trường đưa ra một cái tên mới, biểu tượng hoặc thay đổi thiết kế dựa trên thiết kế cũ. Hầu hết mục đích cho việc tái định vị thương hiệu là muốn tạo ra một bản sắc riêng, mới mẻ và khác biệt với đối thủ cạnh tranh.
TẠI SAO CẦN PHẢI TÁI ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU?
Mọi thứ luôn luôn không ngừng thay đổi, điều này không ngoại lệ đối với lĩnh vực kinh doanh. Thời điểm mà các doanh nghiệp cần tái định vị thương hiệu là khi doanh số và thị phần thương hiệu giảm trong khoảng thời gian dài. Ngoài ra còn một số yếu tố tác động tới việc định vị thương hiệu như:
- Thương hiệu bạn đang gặp phải một số rắc rối về hình ảnh hoặc hình ảnh không phù hợp
- Do phát triển từ lợi thế chi phí thâm nhập
- Doanh nghiệp thay đổi cơ bản về chiến lược thương hiệu
- Doanh nghiệp bạn đã lấn sang ngành kinh doanh mới. Định vị thương hiệu hiện tại không còn phù hợp nữa
- Xuất hiện thêm một vài đối thủ cạnh tranh
- Doanh nghiệp bạn muốn mở rộng thương hiệu
- Doanh nghiệp phân tích về sự thay đổi trong tương lai
LÀM SAO ĐỂ TÁI ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU HIỆU QUẢ
Ngoài việc xác định vị trí của đối thủ cạnh tranh, các marketer còn phải nghiên cứu xem hình ảnh của thương hiệu mình hiện hữu như thế nào trong tâm trí của khách hàng mục tiêu. Sau đó đề ra ý tưởng cho chiến lược tái định vị thương hiệu. Nhiều công ty thay đổi thương hiệu của mình theo xu hướng mà không quan trọng việc trở nên khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, điều này không hề đúng.
Tái định vị cần xuất phát với mục đích cạnh tranh, còn thay đổi tùy thích mới là vi phạm quy luật thống nhất. Nếu là một thương hiệu dẫn đầu thị trường, tái định vị có thể là thay thế những sản phẩm dịch vụ của người đứng đầu và biến điểm yếu đó thành điểm mạnh của mình, bằng cách đưa ra sản phẩm dịch vụ mang tính giải pháp cho những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải.
5 BƯỚC TÁI ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU THÀNH CÔNG
Để tái định vị thương hiệu thành công bao gồm rất nhiều yếu tố cả ở môi trường ngoại tuyến lẫn trực tuyến, từ cập nhật hợp đồng kinh doanh, kế hoạch bảo hiểm và hồ sơ thuế, cho đến thay đổi thiết kế văn phòng, danh thiếp và các tài liệu nội bộ, các thương hiệu cần có một chiến lược vững chấc bao quát tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp khi thực hiện tái định vị thương hiệu.
Bước 1: Xác định tên thương hiệu mới
Điều đầu tiên khi thực hiện tái định vị thương hiệu phải kể đến là trang Web. Thay đổi và chọn tên miền mới phù hợp cho trang Web của bên thương hiệu. Lúc này việc brainstorm với nhóm của bạn để có thể đưa ra các tên miền sáng tạo, không nhất thiết phải quá sát với tên thực tế của thương hiệu.
Sau khi kiểm tra tính khả dụng của các tên miền ưng ý, hãy lập tức mua ngay vì giá tiền của nó có thể tăng bất cứ lúc nào. Các thương hiệu có thể sử dụng những công cụ gợi ý để chọn tên miền thích hợp và kiểm tra tính khả dụng của chúng.
Bước 2: Cập nhật trang Web
Sau khi đã lựa chọn và mua được tên miền phù hợp, tiếp theo là lúc chuyển hướng từ trang Web cũ và cập nhật mọi thứ trên trang Web mới
Một vài điều cần lưu ý khi cập nhật trang web mới của thương hiệu
– Logo và kiểu dáng và phong cách theo định hướng mới của thương hiệu
– Các khía cạnh SEO như title tags, meta description và URL với các từ khóa của thương hiệu mới
– Tất cả nội dung của trang Web, bao gồm các trang như giới thiệu, thông tin liên hệ, Blog,…
Lúc này việc xuất bản và quảng cáo một bài đăng trên blog để thông báo về việc tái định vị thương hiệu sẽ giúp giải thích lý do cũng như chia sẻ về định vị thương hiệu mới của thương hiệu với khách hàng
Bước 3: Cập nhật tất cả các tài liệu tiếp thị trực tuyến
Ngoài việc cập nhật thay đổi tất cả các tài liệu tiếp thị ngoại tuyến, thương hiệu cần phải cập nhật tất cả các tài liệu trực tuyến bao gồm:
– Bản tin Email, mẫu và tài nguyên có thể tải xuống (chẳng hạn như sách điện tử)
– Bài đăng của khách hàng, nội dung được tài trợ và đề cập đến thương hiệu trên các trang web khác,…
– PCC trên các công cụ tìm kiếm và phương tiện truyền thông xã hội
Bước 4: Thay đổi thông tin trên phương tiện truyền thông xã hội
Mặc dù ở thương hiệu cũ lượng người theo dõi trên các nền tảng truyền thông xã hội đã đạt đến một ngưỡng nhất định như Facebook, Instagram, LinkedIn,… Khi thương hiệu thực hiện đổi mới, các nền tảng truyền thông xã hội này cũng đồng thời cho phép thương hiệu dễ dàng thay đổi thông tin của mình
Sau đó cập nhật tất cả các thông tin trên profile thương hiệu như mô tả kinh doanh, logo,… Đồng thời đăng tải bài viết trên mọi nền tảng để thông báo về định vị mới của thương hiệu
Bước 5: Cập nhật danh sách doanh nghiệp trực tuyến
Để duy trì tính nhất quán của thương hiệu mới trên Web, đừng quên cập nhật thông tin các công ty trên các nền tảng danh sách và đánh giá doanh nghiệp trực tuyến như TripAdvisor, Yelp,… Ngoài ra, nếu là một doanh nghiệp địa phương, việc cập nhật chính xác danh sách trên Google My Business là vô cùng quan trọng.
Tái định vị thương hiệu trong thời điểm hiện tại là việc vô cùng cần thiết khi các thương hiệu đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Để đảm bảo đề ra chiến lược hiệu quả, các marketer cần nghiên cứu thị trường để biết được hình ảnh thương hiệu mình trong tâm trí khách hàng trước và sau khi tái định vị.
Liên hệ:
YOUR BRAND | Chuyên gia thương hiệu
Hà Nội: 32 Võ Văn Dũng, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa
Hồ Chí Minh: 270 Cao Thắng, Phường 12, Quận 10
Nghệ An: Tầng 2 chung cư Sài Gòn Sky, P. Đội Cung, TP. Vinh
Hà Tĩnh: 288 Nguyễn Du, Phường Nguyễn Du, TP. Hà Tĩnh
Tổng đài tư vấn: 1900 2138
Di động: 0916 50 72 27
Email: info@yourbrand.vn
Website: www.yourbrand.vn